Từ lâu nay thì măng đã là một trong những món ăn ưa thích của đông đảo các gia đình Việt bởi sự thơm ngon và giàu dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên, ăn măng quá thường xuyên và không đúng cách sơ chế có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Cũng chính vì vậy mà nhiều người thắc mắc rằng liệu ăn măng có hại cho dạ dày không?
Mục Lục
Những thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong măng
Một số loại măng được rất nhiều người yêu thích chẳng hạn như măng tre, măng nứa, măng trúc, măng vầu, măng tây,… Cứ tính trong 100g măng thì sẽ có chứa: Chất bột đường (5,5g), chất béo (0,1g), chất đạm: ( chiếm 2g), canxi (15mg), sắt: (0,6 mg) và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.
Một số tác dụng của măng như là giúp giảm cân, tốt cho người ăn kiêng, giúp kiểm soát lượng cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư, tăng cường sức khỏe miễn dịch và chống viêm cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp và giúp điều trị táo bón, có tính kháng khuẩn, virus.
Một số người không nên ăn măng
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa lượng lớn chất khó tiêu hóa như là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp cùng canxi, sắt và kẽm, thì chúng sẽ tạo thành hợp chất phức hợp làm cơ thể khó mà hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.
Người bị sỏi thận
Axit oxalic kết hợp cùng canxi còn có thể tạo ra triệu chứng sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận tuyệt đối không được ăn măng.
Người bệnh dạ dày, tiêu hóa, xơ gan
Măng là thực phẩm gây khó khăn trong tiêu hóa. Với bệnh nhân mắc xơ gan, măng gây tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa mà ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí còn bị chảy máu thành bụng. Người già có bộ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo là không nên ăn măng.
Người phải dùng aspirin thường xuyên
Người sử dụng thuốc aspirin nếu dùng măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Lưu ý, măng có chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khỏe nếu như không được chế biến đúng cách. Để loại bỏ chất độc ra thì trước khi nấu, bạn nên luộc trước, ngâm chua hay phơi khô măng. Tuyệt đối không trực tiếp ăn măng sống.
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố gây hại, nguy hiểm nhất là chất glucozit, thành phần này có thể sinh ra acid cyanhydric.
Khi vào dạ dày, thì glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày. Ngay sau đó acid cyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu axit bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể đó không chịu nổi chất độc.
Đã từng ghi nhận không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ khác nhau. Các dạng ngộ độc măng thường là: nôn, đau bụng, đau đầu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Người bị bệnh gút
Người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn uống của mình vì có thể làm tăng lượng axit uric trong máu, làm bệnh gout nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn.
Chú ý các loại thực phẩm kích thích tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây. Nó làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, vì thế nên bệnh nhân gút cần tránh.
Những lưu ý nho nhỏ khi ăn măng
Các bác sĩ, chuyên gia cho biết thêm việc ăn măng có độc hại, nguy hiểm hay không cũng tùy thuộc vào cách chế biến cũng như cách sử dụng mọi người. Để tránh nguy cơ ăn măng gây đau dạ dày, bạn cần tiếp xúc và tập dần với những thói quen sau:
- Luộc măng sơ qua trước khi ăn:
Như đã đánh giá thì trong măng có chứa nhiều độc tố cyanide, khi tiến vào cơ thể thì các enzyme trong đường tiêu hóa sẽ tương tác và biến thành các axit cyanhydric (HCN), gây ảnh hưởng xấu đến cho cơ thể. Vì vậy, khi nấu măng ăn thì chúng ta cần phải luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại măng nhiều lần với nước.
- Không nên ăn măng tươi với tần suất thường xuyên
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, trong măng chỉ chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng ngược lại thì có rất nhiều chất xơ. Bởi thế, ăn quá nhiều măng sẽ khiến cho chất xơ trong cơ thể bị thừa thải, dễ gây ứ đọng dẫn đến bít tắc ruột sinh học.
- Măng ngâm giấm
Nhiều gia đình Việt hay có thói quen hay truyền thống ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy nhiên, do các độc tố cyanide trong măng gây hại cho sức khỏe nên việc ngâm măng cần đủ một khoảng thời gian để măng ngả sang vàng và dậy được mùi chua. Nếu chưa có biểu hiện trên thì lúc này măng vẫn chứa nguy cơ gây độc đến cơ thể người ăn.
Kết luận
Măng thực sự là một món ăn ngon và có rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt dành cho cơ thể. Tuy nhiên, để việc ăn măng có thể mang lại kết quả tốt thì chúng ta cần biết cách sơ chế kỹ và ăn măng đúng cách.
Đồng thời thì những người có biểu hiện đau nhức dạ dày mãn tính không nên măng, nhằm tránh những tác động xấu mà măng có thể gây ra.